Thang máy là phương tiện vận chuyển con người và hàng hóa diễn ra hằng ngày. Để chú trọng về mức độ an toàn cho tất cả mọi người, thang máy nên được bảo trì theo một khoảng thời gian nhất định – tùy thuộc vào tần suất hoạt động của từng loại thang máy. Công việc bảo trì sửa chữa thang máy là công việc cực kỳ quan trong.
Cần kiểm tra các hạng mục sau trong quá trình bảo trì thang máy:
Bất cứ thiết bị hay máy móc nào sau quá trình sử dụng, chúng ta nên tiến hành việc kiểm tra, bảo dưỡng hay tân trang. Điều này tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của người chủ. Và thang máy cũng thế – đây là một trong những sản phẩm liên quan đến mức độ an toàn của người sử dụng theo quy định nhà nước ban hành. Vì vậy, việc bảo trì thang máy không phải là công việc dễ dàng cho bất cứ ai. Thang máy phải được bảo trì bởi các đơn vị sản xuất, cung cấp thang máy uy tín nhất trên thị trường – họ có nhiều năm kinh nghiệm và trình độ chuyên môn để đảm bảo chế độ bảo trì thang máy được diễn ra đúng quy định. Đây là điều đáng chú ý cho tất cả nhân viên kỹ thuật làm trong ngành thang máy
Sửa Chữa Thang Máy luôn có 1 quy trình nhất định, Sau đây là một số lưu ý dành cho người chủ đầu tư hay người sử dụng thang máy về dấu hiệu thang máy được sử dụng không an toàn như lúc trước:
Các bạn cần nên phân biệt: bảo trì thang máy và sửa chữa thang máy, để đề phòng một số rủi ro có thế xảy ra đối với sự an toàn người dùng:
Hãy gọi cho công ty thang máy Thiên Nam khi có nhu cầu thang máy cần được sửa chữa.
Thang máy từ mặt hàng cao cấp chỉ có ở các khách sạn hay nhà hàng sang trọng dần đã trở thành thiết bị tiêu dùng phổ biến mà mọi người đều có thể sở hữu. Sự phát triển của thị trường linh kiện thang máy đặc biệt từ Trung Quốc đã giúp cho việc lắp ráp và nhập khẩu một phần hoặc toàn bộ các thiết bị trở nên hết sức đơn giản. Kinh doanh thang máy tại Việt Nam có hơn 300 công ty, tuy nhiên số lượng công ty có nhà xưởng quy mô với đầy đủ các bộ phận quan trọng như nghiên cứu phát triển, thiết kế sản xuất, … chỉ được khoảng vài doanh nghiệp, đa phần lại là các đơn vị mua các thiết bị về lắp ráp thuần túy.
Theo những lời quảng cáo của những đơn vị này, đa phần thiết bị chính được giới thiệu rất hoành tráng, nhập khẩu hoặc có thương hiệu của những hãng thang máy hoặc điện tử nổi tiếng trên thế giới. Tuy nhiên, nguồn gốc xuất xứ của những linh kiện này không rõ từ nhà cung cấp nào. Trong khi đó, những chiếc thang máy thật có toàn bộ thiết bị nhập khẩu 100% từ chính hãng thường giá khá cao và không thể mua linh kiện đơn lẻ. Cũng như những hãng ô tô hoặc xe máy (Toyota, Honda, Ford, Huyndai, …) hoàn toàn không bán linh kiện rời ra ngoài thị trường mà chỉ bán cho khách hàng để phục vụ bảo trì, sửa chữa. Thị trường thang máy lại được quảng bá bằng các thiết bị mang thương hiệu của những công ty nổi tiếng như Mitsubishi, Fuji, Nippon, … nhưng thật sự chỉ là những nhãn hiệu trên giấy mà không được đảm bảo từ bất cứ hãng thang máy chính hãng nào.
Muôn kiểu chiêu trò đánh lừa khách hàng
Do việc thành lập công ty hoạt động trong lĩnh vực thang máy hiện chưa có sự giám sát chặt chẽ từ cơ quan quản lý, rất nhiều công ty được thành lập với những tên tuổi rất kêu và gây nhầm lẫn tới khách hàng như “Công ty xuất nhập khẩu thang máy chính hãng …” ; “Công ty cổ phần … thang máy (một thương hiệu thang máy nổi tiếng)”; “Công ty TNHH thang máy (một thương hiệu thang máy nổi tiếng) Việt Nam”, … Bằng cách này, chúng ta có thể dễ dàng thành lập những doanh nghiệp với tên rất nổi tiếng như: “ Công ty thang máy Toyota Việt Nam”, “Công ty xuất nhập khẩu thang máy Honda chính hãng”, “Công ty thang máy liên doanh Apple”, … … và dễ dàng cho ra thị trường những sản phẩm mang thương hiệu này.
Một cách khác mà nhiều công ty hay giới thiệu là sản phẩm thang máy liên doanh, sử dụng các thiết bị nhập khẩu đồng bộ,còn phần cabin, vách, cửa, … thì sản xuất tại Việt Nam với mức giá chỉ bằng ½ giá nhập khẩu nguyên chiếc. Sản phẩm này được tư vấn với khách hàng là vẫn dùng những thiết bị chính với công nghệ “chính hãng”??? hoặc được nhập khẩu từ các hãng “thang máy danh tiếng” ???, còn những phần cơ khí khác sẽ do tự họ gia công sản xuất.
Chính sự nhập nhằng về thiết bị, tên tuổi và nguồn gốc nhập khẩu chính hãng nhưng thật ra chỉ mang mác trùng lập với những hãng thang máy nổi tiếng hoặc các công ty điện tử của Nhật không liên quan gì tới thang máy đã thu hút không ít sự chú ý của khách hàng. Không chỉ vài công ty mà đại đa số các công ty trên thị trường Việt Nam hiện nay đều mượn danh những thương hiệu này gắn ghép vào sản phẩm của mình. Điều nay gây khó khăn rất nhiều cho vài công ty sản xuất sử dụng chính thương hiệu nội địa của mình có thể cạnh tranh, do những nhà cung cấp linh kiện chính mà họ lựa chọn hoặc thiết kế để sử dụng không có nhãn mác trùng với những tên tuổi nổi tiếng bất kể chất lượng thiết bị có tốt đến đâu.
Fuji (tiếng việt là Phú Sĩ) là tên của ngọn núi cao nhất Nhật Bản và cũng là biểu tượng rất nổi tiếng của quốc gia này. Rất nhiều công ty của Nhật bất kể ngành nghề đã lấy hoặc gắn tên Fuji vào các sản phẩm hoặc thương hiệu của mình, đó cũng là niềm tự hào cho thương hiệu có nguồn gốc từ Nhật Bản của họ.
Trong ngành thang máy, công ty uy tín và nổi tiếng nhất lấy tên thương hiệu có địa danh Phú Sĩ là Fujitec được thành lập từ năm 1948, công ty này chuyên sản xuất và cung cấp các loại thang máy, thang cuốn với cùng nhãn hiệu Fujitec
Ngoài ra, còn có một công ty khác của Nhật chuyên bán các thiết bị điện – điện tử khá nổi tiếng lấy tên thương hiệu có địa danh Phú Sĩ, là Fuji Electric. Các sản phẩm gồm có các mô tơ, động cơ servo, thiết bị đóng cắt, các loại cảm biến, biến tần và các thiết bị phục vụ ngành tự động hóa khác, …
Fuji Electric và Fujitec là hai công ty hoàn toàn không có liên quan gì với nhau và hoạt động trong hai lĩnh vực khác nhau.
Trong khu vực châu Á ngoài Nhật Bản, thang máy Fuji (hoặc Fuji Elevator, Fuji Lift) là tên có khá nhiều công ty sử dụng. Chúng ta có thể tìm kiếm thông tin trên mạng như: Hengda Fuji Elevator, Suzhou Asia Fuji Elevator, Fuji Sino, Fuji Yida, Nantong Fuji Elevator (Trung Quốc), Fuji (ở Thái Lan ), FUJI Elevator (M) Sdn. Bhd (ở Malaysia), … Các công ty này đều bán sản phẩm của mình với thương hiệu Fuji như thang máy Fuji, máy kéo Fuji, tủ điện Fuji, …
Tại thị trường Việt Nam, các tên thang máy Fuji được khá nhiều công ty sử dụng, thông tin đưa ra cũng rất phong phú và nhiều công ty khác nhau như công nghệ Nhật Bản từ hãng Fuji, hoặc hãng Fuji của HongKong, Công ty thang máy Fuji châu Á, … Cũng có công ty giới thiệu là sử dụng các sản phẩm chính hãng đến từ FUJI – Nhật Bản tuy nhiên, cũng không rõ là Fuji này là công ty nào, nhà máy sản xuất ở đâu, công nghệ được chuyển giao gồm những gì?
Có những công ty sử dụng máy kéo Fuji ( được nhập từ một số công ty đã nêu ở trên), tủ điều khiển có sử dụng biến tần và một số thiết bị điện của hãng Fuji Electric, và quảng cáo thành “thang máy Fuji công nghệ Nhật Bản” ?
Với những mẫu quảng cáo như nhà phân phối thang máy Fuji chính hãng, sản phẩm thang máy liên doanh với Fuji, cung cấp thang máy Fuji công nghệ Nhật Bản, lắp đặt thang máy Fuji đồng bộ (động cơ, biến tần, vi xử lý Fuji) … người mua như lạc vào mê hồn trận của những thang máy được gắn mác Fuji
Trong quá trình chọn thiết bị thang máy, ngoại trừ thương hiệu thang máy Fujitech của Nhật, người dùng cầnlàm rõ nguồn gốc cũng như chất lượng của thương hiệu Fuji mà các nhà đơn vị thi công giới thiệu để có quyết định chính xác.
Chúng ta có thể thấy rất nhiều nhà cung cấp thang máy tại Việt Nam thường giới thiệu về thang máy đồng bộ Mitsubishi của họ, sử dụng biến tần Mitsubichi A700 và PLC Mitsubishi bên cạnh động cơ Mitsubishi nhái mà chúng tôi đã tìm hiểu trong bài trước.
Mặc dù Mitsubishi Electric sản xuất rất nhiều dòng biến tần và các bộ điều khiển lập trình logic PLC khác nhau nhưng hãng lại không sử dụng chúng cho chính các thang máy mang thương hiệu của mình.
Dưới đây là hình chụp tủ điều khiển của hãng thang máy Mitsubishi thật
Tủ điện của thang máy Mitsubishi Shanghai
Tủ điện của thang máy Mitsubishi Thái Lan
Có thể thấy qua các phần giới thiệu, khả năng ứng dụng và tính năng của các thiết bị trên, các dòng biến tần và PLC đang bán phổ biến chủ yếu được thiết kế cho lĩnh vực tự động hóa sản xuất, sử dụng để điều khiển các động cơ như cần cẩu, hệ thống kho bãi, máy ly tâm, các tải nặng, động cơ trong các dây chuyền sản xuất hoặc thiết bị máy móc công nghiệp trong các nhà máy, …
Đặc biệt các dòng biến tần của Mitsubishi đều không hỗ trợ các chức năng và một số tính năng phục vụ riêng cho việc điều khiển thang máy như một số dòng biến tần dành cho thang máy của hãng Yaskawa hay Fuji, … Chính vì thế nhiều hãng thang máy trong nước mặc dù dùng PLC của Mitsubishi nhưng vẫn ưu tiên sử dụng các loại biến tần khác có các tham số về điều khiển thang máy để tối ưu hơn.
Tủ điền khiển thang máy “đồng bộ” Mitsubishi Japan (PLC và biến tần) được giới thiệu khá phổ biến của các công ty lắp ráp thang máy ở Việt Nam.
Tủ điều khiển dùng biến tần chuyên cho dòng thang máy của Yaskawa và Fuji
Tương tự như các hãng thang máy lớn trên thế giới, Mitsubishi Electric tự phát triển các mạch điều khiển tích hợp vào trong tủ điện của họ mà không đem các công nghệ này bán phổ biến ra ngoài. Hãng mặc định khi khách hàng chọn thang máy sẽ dùng thang do chính họ sản xuất chứ không phải dùng những linh kiện của họ để lắp thành thang máy. Do đó các sản phẩm và thiết bị điện tử của hãng hầu như không hỗ trợ hoặc bổ sung các tính năng dành cho điều khiển thang máy.
Chính vì thế, khi chọn lựa hãng sản xuất thang máy để lắp đặt cho công trình của mình, cần tránh đánh đồng khái niệm sự đồng bộ hoặc hoạt động ổn định, đảm bảo của thiết bị bằng việc chọn lựa các linh kiện của cùng một hãng hoặc cùng một tên thương hiệu. Thay vào đó, ta cần đánh giá các đặc tính kỹ thuật của những thiết bị mà nhà sản xuất chọn lựa hoặc dựa và uy tín, năng lực của đơn vị cung cấp cũng như sự vận hành ổn định trong khoảng thời gian dài của thiết bị.
Trên thị trường hiện nay, có khá nhiều công ty thang máy giới thiệu sản phẩm của mình bằng tên thang máy Mitsubishi với động cơ Mitsubishi, biến tần Mitsubishi, điều khiển dùng PLC Mitsubishi và một số linh kiện khác cũng cùng hiệu.
Thực tế hãng Mitsubishi Electric (Nhật Bản) chỉ bán các linh kiện và thiết bị điện tử, chứ hoàn toàn không có bán máy kéo thang máy. Vậy nguồn gốc thực sự của máy kéo Mitsubishi đang nhập về Việt Nam là bắt nguồn từ đâu? Chúng ta có thể tìm kiếm thông tin qua mạng để hiểu rõ hơn.
Theo các nguồn thông tin, máy kéo Mitsubishi “nhái” được nhập từ công ty Thai Ji Elevator Co Ltd ở Thái Lan. Địa chỉ đặt tại: 24 Soi Suphaphong 1 Yeak 3 Khwang Nong Bon Khet Prawet provinceBangkok 10250. Tìm hiểu sâu hơn về đặc tính kỹ thuật, kích thước, công suất, … từ trang web chính thức “thaiji-elevator.com” không có bất cứ thông tin cụ thể nào.
Vậy Thai Ji Elevator Co Ltd là công ty nào, có nhà máy sản xuất hay liên quan gì tới hãng Mitsubishi Electric của Nhật hay không?
Chúng ta có thể thấy địa chỉ này là một chi nhánh của hãng sản xuất máy kéo Torin của Trung Quốc. Trong phần catalogue, các đặc tính, công suất, hình dáng hoàn toàn giống với các loại máy kéo Mitsubishi đang bán tại thị trường Việt Nam.
Thông số của động cơ thang máy YJ275 công suất tải 1600kg, tốc độ 1m/s với công suất 18.5 kw của Torin hoàn toàn trùng với với máy kéo Mitsubishi YJ275 đang bán tại thị trường Việt Nam
Động cơ thang máy Mitsubishi YJ240B và thông số máy kéo của Torin
Động cơ thang máy Mitsubishi YJ180 và thông số máy kéo của Torin
Như vậy nguốn gốc của máy kéo này là từ hãng Torin (Trung Quốc) không bán máy kéo với thương hiệu của mình, mà thông qua một công ty thương mại tại Thái Lan, nhập máy kéo từ Trung Quốc, xuất ngược sang Việt Nam để lấy chứng từ nhập khẩu CO, CQ là động cơ thang máy Mitsubishi “công nghệ Nhật Bản” xuất xứ Thái Lan.
Trong khi các chi nhánh của hãng TorinDrive đều lấy đăng ký e-mail với tên miền riêng “traction.cn” hoặc”torindriveintl.com” thì chi nhánh tại Thái Lan lại đăng ký bằng e-mail yahoo để tránh khách hàng thắc mắc hoặc truy xuất nguồn gốc từ Trung Quốc của hãng.
Với cách thức này, máy kéo của hãng Torin có thể dễ dàng xuất qua thị trường Việt Nam với mác động cơ thang máy Mitsubishi mà khách hàng bình thường khó có thể nhận biết và kiểm tra nguồn gốc xuất xứ thật sự.